Phân biệt Truyền thông PR và Marketing

 Sau khi tốt nghiệp sinh viên truyền thông thường có xu hướng làm về mảng quan hệ công chúng (PR) hoặc Marketing. PR tập trung vào duy trì mối quan hệ, trong khi Marketing tích cực quảng bá công ty và thương hiệu. Việc lựa chọn ngành nghề ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bạn sau này. Vì vậy trước khi ra quyết định, hãy tìm hiểu và phân biệt kỹ hay lĩnh vực này.

Phân biệt quan hệ công chúng và marketing?

1.Ngành quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng cải thiện, duy trì và xây dựng các mối quan hệ của công ty, doanh nghiệp hay tổ chức với các bên liên quan. Cụ thể là các nhà đầu tư, người tiêu dùng, công ty truyền thông và người lao động.
Xây dựng chương trình: Quan hệ công chúng xây dựng, cải thiện, duy trì các mối quan hệ của một tổ chức với các bên liên quan. Nghề quan hệ công chúng có thể liên quan đến nhiều mối quan hệ với nhà phân phối, nhà đầu tư, quan hệ với người tiêu dùng, công ty truyền thông và quan hệ với người lao động.
Các mối quan hệ: Xây dựng và phát triển các mối quan hệ là đặc thù của những người làm việc trong lĩnh vực quan hệ công chúng. Họ phải phát triển quan hệ với quản lý, nhân viên nội bộ và các bên liên quan bên ngoài, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để xây dựng chiến lược, đưa ra đề xuất.
Viết và chỉnh sửa: Nghề quan hệ công chúng có thể liên quan đến việc chuẩn bị thông cáo báo chí, bản tin của nhân viên, kịch bản phim, báo cáo, tài liệu quảng cáo và các bài báo trên tạp chí, bao gồm việc viết lách và chính sửa các nhiệm vụ khác.
Giao tiếp: Giao tiếp và thuyết phục công chúng là hai kỹ năng bắt buộc phải có cho sự nghiệp PR thành công.
Mạng lưới thông tin:Chuyên gia PR xây dựng mối quan hệ với những người thuộc lĩnh vực truyền thông và những nguồn thông tin quan trọng khác. Họ hiểu và làm thế nào để có được thông tin đến đúng người vào đúng thời điểm.
Sản xuất: Làm về lĩnh vực truyền thông bao giờ cũng đòi hỏi các kỹ năng về video hoặc xây dựng kỹ thuật số để tạo ra những ấn phẩm truyền thông phục vụ công chúng.
Tổ chức sự kiện: Bộ phận PR tổ chức các buổi họp báo, và các sự kiện đặc biệt khác, bao gồm các hội nghị thương mại, ra mắt sản phẩm, cuộc thi, buổi lễ khánh thành,...
Nghiên cứu và đánh giá:Ngoài ra để thu thập thông tin thông qua các cuộc trò chuyện, các chuyên gia PR sử dụng các công cụ như các cuộc điều tra để tiến hành nghiên cứu ý kiến.Họ sử dụng các nghiên cứu để cung cấp lời khuyên về hướng phát triển xây dựng thương hiệu của công ty.
Hầu hết các ngành nghề PR bắt đầu với vị trí như “chuyên gia truyền thông” hoặc ” chuyên gia quan hệ công chúng”, với các chuyên gia trong lĩnh vực này sau đó tiến tới các vị trí như giám đốc PR, quản lý hoặc phó chủ tịch. Một bằng đại học là điều cần thiết cho ngành quan hệ công chúng. Đạt được bằng thạc sĩ ngành Truyền thông giúp bạn tiếp cận được nhiều thách thức trong ngành và cơ hội đạt được mức lương cao hơn

2.Ngành Marketing

Đây là một trong những lĩnh vực “hot” nhất hiện nay. Người làm trong lĩnh vực Marketing cần có các kỹ năng cần thiết sau:
Tiếp thị nội dung: Thuật ngữ là ContentMarketing, một mảng hết sức quan trọng trong lĩnh vực Marketing. Nó cho phép các Marketer tiếp cận khách hàng thông qua nội dung sáng tạo và cuốn hút.
Dữ liệu lớn: Tiếp thị đang trở nên ngày càng tiềm năng và phân khúc, vì vậy các chuyên gia có kỹ năng phân tích dữ liệu hoặc có chuyên môn phần mềm phân tích dữ liệu có một lợi thế.
SEM và SEOTối ưu công cụ tìm kiếm và tiếp thị công cụ tìm kiếm là hai lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực Marketing. Nếu muốn làm trong lĩnh vực này, bạn bắt buộc phải có những kiến thức nền tảng về chúng để đưa ra những chiến lược tiếp thị cho sản phẩm/dịch vụ của công ty một cách hiệu quả.
Tiếp thị tự động hóa: Phân khúc thị trường có nghĩa là các công ty tung ra nhiều chiến dịch nhỏ.Phát triển các chiến dịch tự động và đặt các chức năng tiếp thị nhất định ở thí điểm tự động giúp các tổ chức tiếp cận với nhiều người.
Thế hệ tiên phong: Hôm nay của các nhà tiếp thị cần phải biết làm thế nào để sử dụng các mạng xã hội, danh sách email và các nguồn dữ liệu khác để tìm và tạo ra xu hướng.
Sáng tạo: Kiến thức về viết lách, thiết kế đồ họa, sản xuất video và các hình thức biểu hiện để truyền tải đúng thông điệp tiếp thị tới đúng đối tượng.
Phương tiện truyền thông xã hội: Tiếp thị kỹ thuật số muốn thành công phải nhờ vào các công cụ truyền thông xã hội. Chính vì vậy bạn phải hiểu và sử dụng chúng như một công cụ không thể bỏ qua để phục vụ cho các chiến lược marketing của mình.
E - commerce: Kinh doanh trực tuyến đang bùng nổ, và các Marketers cần phải biết làm thế nào để có được nhiều khách hàng hơn vào các kênh bán hàng bằng cách tạo ra các chiến lược thương mại điện tử thông minh.
Hiện nay, các nhà tuyển dụng đang phải vật lộn để tìm các marketers bởi vì kỹ năng công nghệ là nguồn cung ngắn, vì vậy sinh viên nên chọn chương trình tập trung vào tiếp thị kỹ thuật số và các công nghệ liên quan. Giống với nghề PR, hầu hết nghề marketing đòi hỏi phải có bằng cử nhân và bằng thạc sĩ để đạt được các vị trí cao hơn.

Truyền thông và Marketing, nên chọn ngành nào?

Phẩm chất là yếu tố cho bạn biết ngành nào phù hợp với mình. Nếu làm trong lĩnh vực truyền thông bạn phải trang bị cho mình kiến thức và các kỹ năng cần thiết, đặc biệt là ngoại giao. Còn đối với Marketing, ý tưởng sáng tạo là điều không thể thiếu, giữa hàng trăm ngàn ý tưởng Marketing, ý tưởng của bạn liệu có thể thu hút khách hàng nếu thiếu tính sáng tạo? Vì vậy, cho dù bạn yêu thích ngành truyền thông nào, hãy biết kết hợp bằng cấp và kinh nghiệm thực tế mình đang có để tìm kiếm cho mình những cơ hội và hướng đi phù hợp sau này.
>>>Tham khảo các bài viết khác tại trang Prtruyenthong


Nên lựa chọn PR truyền thống hay Digital PR?


Bên cạnh các hoạt động của PR hiện đại thì PR truyền thống vẫn có chỗ đứng riêng của mình, và vẫn là sự lựa chọn của một số doanh nghiệp trong hoạt động marketing. Vậy giữa hai loại hình này có gì khác nhau và doanh nghiệp nên lựa chọn loại hình nào cho phù hợp? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn.

Khái niệm PR truyền thống và Digital PR

PR được hình thành với vai trò là cầu nối các nguồn thông tin giữa doanh nghiệp và các cá thể liên quan như khách hàng, công chúng, nhà đầu tư, nhà phân phối, cơ quan báo chí truyền thông,... Các nhà quản trị ngày càng ưa chuộng PR bởi sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy hơn một vài công cụ marketing khác.
Vì vậy, PR phát triển mạnh và dần phân hóa thành hai loại hình chính: PR truyền thống và Digital PR (hay PR hiện đại) Dù là hình thức nào đi chăng nữa, thì mục đích chung nhất của PR là tạo dựng một hình ảnh đẹp về doanh nghiệp trong mắt công chúng, điểm khác nhau giữa chúng là cách thức tác động đến đối tượng. 
PR truyền thống chủ yếu nhằm vào các hoạt động offline hay thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng trong khi Digital PR thì chủ yếu tiếp cận công chúng thông qua nền tảng Internet hay các web 2.0 như blog, diễn đàn,...
>>>Tìm hiểu chi tiết về các tin liên quan đến Digital marketing

Sự khác nhau giữa PR truyền thống và Digital PR

  1. PR truyền thống

Các doanh nghiệp thường tập trung chủ yếu vào một vài hoạt động PR chính mang lại hiệu quả cao như tổ chức sự kiện - lễ kỷ niệm, hội nghị tri ân khách hàng,...Các hoạt động tài trợ và truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng như đài truyền hình.
Công chúng có lẽ đã quá quen thuộc với chiến dịch truyền thông “Đi để trở về” của Bitis Hunter, sự kiện Nick Vujicic đếN Việt Nam của Tôn Hoa Sen, hay các lễ hội âm nhạc gần đây của Heineken. Đây là những ví dụ điển hình của PR truyền thống.
Những hoạt động này thường mang lại hình ảnh đẹp và độ tin cậy cao cho doanh nghiệp tuy nhiên đi cùng với nó là một số điểm yếu. Chi phí lớn là  một trong những điểm yếu lớn nhất của PR truyền thống. Chúng ta thường thấy chỉ có những doanh nghiệp lớn, có chỗ đứng trên thị trường mới có khả năng đầu tư vào những hoạt động này. Bên cạnh đó quy mô về thời gian và không gian để tổ chức cũng bị giới hạn. Do đó các nhà quản trị thường khó đo lường về hiệu quả chiến dịch.

2. Digital PR

Với sự bùng ủn của công nghệ 4.0 hiện nay, PR phát triển mạnh mẽ dựa trên nền tảng này là điều hoàn toàn dễ hiểu. Digital tập trung chính vào những kênh như mạng xã hội, blog, diễn đàn, video hay báo điện tử. Nếu như blog và diễn đàn là hai nền tảng tiếp cận những đối tượng công chúng có mục tiêu và sở thích cụ thể thì mạng xã hội như Facebook, Twitter,... lại phù hợp để lan tỏa tới những nhóm người ở độ tuổi nhất định.
Với Digital PR, doanh nghiệp có thể tự do tiếp cận công chúng mà không bị giới hạn về không gian hay thời gian thực hiện. Một ưu điểm nữa không thể không kể đến ở PR hiện đại, đây là nền tảng có chi phí thấp hơn rất nhiều so với PR truyền thống. Chi phí ở hình thức này phụ thuộc vào ngân sách và có thể chỉ phải trả khi kết quả nhìn thấy được thay vì phải bỏ ra rất nhiều tiền cho các chương trình hay hoạt động tổ chức ngoài trời.
>>Bạn đọc có thể tìm hiểu về các hoạt động marketing khác như SEO, content marketing, moblie marketing, quảng cáo youtube,...

Lựa chọn nào là phù hợp?

Có thể dễ dàng nhận ra rằng hình thức PR truyền thống chỉ phù hợp với những doanh nghiệp lớn, có chỗ đứng trên thị trường. Kể cả với quy mô lớn hay nhỏ, hoạt động PR đều có tác động đến tệp khách hàng, công chúng. Thông qua việc tương tác trực tiếp, doanh nghiệp dễ dàng tạo được sự tin cậy trong lòng công chúng. Sử dụng PR truyền thống doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận mọi loại công chúng với những đặc điểm khác nhau. Tính chất, phương thức của hoạt động thay đổi linh hoạt dựa trên đối tượng hướng tới.
Cái khó nhất của PR truyền thống là thực hiện tương đối phức tạp, cần có sự chuẩn bị chỉnh chu, đòi hỏi nhiều thời gian, sức lực và chi phí.
Bên cạnh đó, Digital PR lại phù hợp với hầu hết từng doanh nghiệp. Thay vì phải bỏ ra một khoản ngân sách lớn cùng một thời điểm, digital PR được áp dụng linh hoạt theo từng ngân sách. Mạng xã hội, diễn đàn, website hay các trang báo điện tử có một lượng công chúng đông đảo ở mọi khu vực lãnh thổ cũng như khả năng tiếp cận nhanh chóng và thu hút tương tác cao hơn nhiều. Đó là lý do khiến PR online được yêu thích và ngày càng trở nên phổ biến. Nhưng đây là con dao hai lưỡi, sức lan tỏa nhanh chóng trên Internet là bài toán khó cho các nhà quản trị trong việc kiểm soát luồng dư luận, nếu không cẩn thận, thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng hình ảnh nghiêm trọng. Bên cạnh đó, không phải đối tượng công chúng nào nhà quản trị có thể hướng tới với digital PR.
Nói tóm lại, việc lựa chọn hình thức nào phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách và mục đích của doanh nghiệp. Nếu Digital PR hỗ trợ tốt nhất cho việc lan tỏa thì PR truyền thống lại là sự lựa chọn tốt trong việc tác động sâu tới đối tượng.
>>>Xem thêm các bài viết khác trên kênh truyenthongpr

Chiến lược thương hiệu và chiến lược truyền thông có gì khác nhau

Để đạt được các mục đích về xây dựng hình ảnh hay doanh số, tổ chức phải luôn đề ra những chiến lược cụ thể. chiến lược thương hiệu và chi...