Nên lựa chọn PR truyền thống hay Digital PR?


Bên cạnh các hoạt động của PR hiện đại thì PR truyền thống vẫn có chỗ đứng riêng của mình, và vẫn là sự lựa chọn của một số doanh nghiệp trong hoạt động marketing. Vậy giữa hai loại hình này có gì khác nhau và doanh nghiệp nên lựa chọn loại hình nào cho phù hợp? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn.

Khái niệm PR truyền thống và Digital PR

PR được hình thành với vai trò là cầu nối các nguồn thông tin giữa doanh nghiệp và các cá thể liên quan như khách hàng, công chúng, nhà đầu tư, nhà phân phối, cơ quan báo chí truyền thông,... Các nhà quản trị ngày càng ưa chuộng PR bởi sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy hơn một vài công cụ marketing khác.
Vì vậy, PR phát triển mạnh và dần phân hóa thành hai loại hình chính: PR truyền thống và Digital PR (hay PR hiện đại) Dù là hình thức nào đi chăng nữa, thì mục đích chung nhất của PR là tạo dựng một hình ảnh đẹp về doanh nghiệp trong mắt công chúng, điểm khác nhau giữa chúng là cách thức tác động đến đối tượng. 
PR truyền thống chủ yếu nhằm vào các hoạt động offline hay thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng trong khi Digital PR thì chủ yếu tiếp cận công chúng thông qua nền tảng Internet hay các web 2.0 như blog, diễn đàn,...
>>>Tìm hiểu chi tiết về các tin liên quan đến Digital marketing

Sự khác nhau giữa PR truyền thống và Digital PR

  1. PR truyền thống

Các doanh nghiệp thường tập trung chủ yếu vào một vài hoạt động PR chính mang lại hiệu quả cao như tổ chức sự kiện - lễ kỷ niệm, hội nghị tri ân khách hàng,...Các hoạt động tài trợ và truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng như đài truyền hình.
Công chúng có lẽ đã quá quen thuộc với chiến dịch truyền thông “Đi để trở về” của Bitis Hunter, sự kiện Nick Vujicic đếN Việt Nam của Tôn Hoa Sen, hay các lễ hội âm nhạc gần đây của Heineken. Đây là những ví dụ điển hình của PR truyền thống.
Những hoạt động này thường mang lại hình ảnh đẹp và độ tin cậy cao cho doanh nghiệp tuy nhiên đi cùng với nó là một số điểm yếu. Chi phí lớn là  một trong những điểm yếu lớn nhất của PR truyền thống. Chúng ta thường thấy chỉ có những doanh nghiệp lớn, có chỗ đứng trên thị trường mới có khả năng đầu tư vào những hoạt động này. Bên cạnh đó quy mô về thời gian và không gian để tổ chức cũng bị giới hạn. Do đó các nhà quản trị thường khó đo lường về hiệu quả chiến dịch.

2. Digital PR

Với sự bùng ủn của công nghệ 4.0 hiện nay, PR phát triển mạnh mẽ dựa trên nền tảng này là điều hoàn toàn dễ hiểu. Digital tập trung chính vào những kênh như mạng xã hội, blog, diễn đàn, video hay báo điện tử. Nếu như blog và diễn đàn là hai nền tảng tiếp cận những đối tượng công chúng có mục tiêu và sở thích cụ thể thì mạng xã hội như Facebook, Twitter,... lại phù hợp để lan tỏa tới những nhóm người ở độ tuổi nhất định.
Với Digital PR, doanh nghiệp có thể tự do tiếp cận công chúng mà không bị giới hạn về không gian hay thời gian thực hiện. Một ưu điểm nữa không thể không kể đến ở PR hiện đại, đây là nền tảng có chi phí thấp hơn rất nhiều so với PR truyền thống. Chi phí ở hình thức này phụ thuộc vào ngân sách và có thể chỉ phải trả khi kết quả nhìn thấy được thay vì phải bỏ ra rất nhiều tiền cho các chương trình hay hoạt động tổ chức ngoài trời.
>>Bạn đọc có thể tìm hiểu về các hoạt động marketing khác như SEO, content marketing, moblie marketing, quảng cáo youtube,...

Lựa chọn nào là phù hợp?

Có thể dễ dàng nhận ra rằng hình thức PR truyền thống chỉ phù hợp với những doanh nghiệp lớn, có chỗ đứng trên thị trường. Kể cả với quy mô lớn hay nhỏ, hoạt động PR đều có tác động đến tệp khách hàng, công chúng. Thông qua việc tương tác trực tiếp, doanh nghiệp dễ dàng tạo được sự tin cậy trong lòng công chúng. Sử dụng PR truyền thống doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận mọi loại công chúng với những đặc điểm khác nhau. Tính chất, phương thức của hoạt động thay đổi linh hoạt dựa trên đối tượng hướng tới.
Cái khó nhất của PR truyền thống là thực hiện tương đối phức tạp, cần có sự chuẩn bị chỉnh chu, đòi hỏi nhiều thời gian, sức lực và chi phí.
Bên cạnh đó, Digital PR lại phù hợp với hầu hết từng doanh nghiệp. Thay vì phải bỏ ra một khoản ngân sách lớn cùng một thời điểm, digital PR được áp dụng linh hoạt theo từng ngân sách. Mạng xã hội, diễn đàn, website hay các trang báo điện tử có một lượng công chúng đông đảo ở mọi khu vực lãnh thổ cũng như khả năng tiếp cận nhanh chóng và thu hút tương tác cao hơn nhiều. Đó là lý do khiến PR online được yêu thích và ngày càng trở nên phổ biến. Nhưng đây là con dao hai lưỡi, sức lan tỏa nhanh chóng trên Internet là bài toán khó cho các nhà quản trị trong việc kiểm soát luồng dư luận, nếu không cẩn thận, thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng hình ảnh nghiêm trọng. Bên cạnh đó, không phải đối tượng công chúng nào nhà quản trị có thể hướng tới với digital PR.
Nói tóm lại, việc lựa chọn hình thức nào phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách và mục đích của doanh nghiệp. Nếu Digital PR hỗ trợ tốt nhất cho việc lan tỏa thì PR truyền thống lại là sự lựa chọn tốt trong việc tác động sâu tới đối tượng.
>>>Xem thêm các bài viết khác trên kênh truyenthongpr

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chiến lược thương hiệu và chiến lược truyền thông có gì khác nhau

Để đạt được các mục đích về xây dựng hình ảnh hay doanh số, tổ chức phải luôn đề ra những chiến lược cụ thể. chiến lược thương hiệu và chi...